Social Icons

Pages

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

Cách in lụa

In ấn

Sau khi định vị khuôn in lên bàn in, vật liệu cần in đặt dưới lưới in. Cho mực in thích hợp với một lượng cần thiết vào khuôn in, sau đó dùng dao gạt để mực thấm qua lưới và ăn vào sản phẩm cần in. Điều chỉnh lượng mực in, tốc độ gạt để đạt kết quả tốt nhất.
Sau khi in, mực in chỉ mới cố định cơ học tạm thời trên vật liệu nên cần có quy trình xử lý để gắn màu cố định cho hình in. Tùy loại mực in, vật liệu in để có những cách xử lý thích hợp, như là: sấy, hấp, gia nhiệt khô, hiện màu ướt (trong dung dịch axit loãng), hay hiện màu theo phương pháp ngâm ép, cuộn ủ lạnh...
 

Một số kiểu in đặc biệt

Có thể dùng những loại mực in khác nhau, hoặc những nguyên liệu đặc biệt để tạo ra những hiệu ứng khác nhau, ví dụ như in chuyển, tạo chữ nổi, in bắn cắm lông...
In chuyển: còn gọi là in nhiệt, in nhiệt khô, in nhiệt chuyển, in chuyển hay là in thăng hoa. Nguyên tắc chung của phương pháy này là không in trực tiếp lên sản phẩm mà in trung quan qua một lớp giấy nền, sau đó ép nóng để thuốc mực in nhả từ giấy nền bắt vào vật liệu in.
In nổi: Trong mực in, có các chất gây nở để tạo hình nổi. Sau khi in và sấy, sản phẩm được hấp ở 130-150°C bằng hơi nước bão hoà. Mực sẽ chuyển thành màng xốp, có hình nổi trên sản phẩm.
In bắn cắm lông: Lông nhiều màu có chiều dài 0,3mm được đựng vào những hộp riêng. Lông được bắn qua những lỗ trên lưới in và dính vào vải đã quét nhựa bán đa tụ, quá trình này được thực hiện trong.

Tạo khuôn in

Quá trình chế tạo khuôn in lụa:
Đến đây, ta bắt đầu đặt ra câu hỏi mới: làm cách nào để chụp bản?
Đây là hình minh họa quá trình phơi bản cho in lụa




Quá trình phơi bản bao gồm:
1. Quét lên bề mặt lưới một lớp keo chụp bản (sẽ giải thích sau). Sấy khô keo.
2. Đặt phim lụa (thường là giấy can in laser trắng đen) áp sát lên bề mặt lưới. Dằn lên trên bề mặt phim một tấm kính để bào đàm tiếp xúc tốt (trong hình trên: phim=artwork).
3. Chiếu sáng lên bề mặt lưới qua phim. Dưới tác dụng của ánh sáng, lớp keo sẽ bị cô cứng lại. Tại những nơi có chữ, hình ảnh trên phim, ánh sáng sẽ bị lớp mực ở đó cản lại và lớp keo phía dưới những chữ đó không bị chiếu sáng --> không bị cô cứng.
4. Rửa khung bằng nước. Những vùng keo bị chiếu sáng đã cô cứng và bám chặt lên bề mặt lưới --> bít hết các ô lưới, chỉ có những vùng nào có hình ảnh, chữ viết thì keo không bị cô cứng và bị nước rửa trôi. Khi in mực sẽ xuyên qua những vùng này và in được hình ảnh trên giấy tương ứng như trên phim.

Giải thích:
Keo chụp bản là một hỗn hợp gồm keo PVA + Bicromat. PVA là hợp chất hữu cơ có tính tan trong nước, tuy nhiên khi pha thêm bicromat vào dung dịch keo thì màng keo sau khi sấy khô và đem chiếu sáng, nó sẽ cô cứng lại và không ta trong nước nữa. Hiện nay thị trường có 2 loại là keo PVA 205 và PVA 217, tuy nhiên in lụa thì xài PVA 217.

Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2012

Lịch sử in lụa

Lịch sử In lụa

Kỹ thuật này được Châu Âu sử dụng vào năm 1925 với việc in trên giấy, bìa, thuỷ tinh, tấm kim loại, vải giả da.. nhưng, hơn 1000 năm trước "người ta phát minh ra rằng sợi tơ khi kéo căng trên một khung gỗ, với hình ảnh khuôn tô gắn phía dưới khung bằng keo hồ có thể dùng để sao chép các hình ảnh nhiều lần trên nhiều vật liệu khác nhau bằng cách phết mực xuyên qua các lỗ tròn khuôn tụ".
Những công trình nghiên cứu sử dụng vải tơ làm lưới in sau đó được tiến hành tại Pháp và Đức trong khoảng thập niên 1870. Sau đó tại Anh, vào năm 1907, Samuel Simon đã sáng chế ra quá trình làm lưới bằng các sợi tơ. Năm 1914, tại San Francisco, phương pháp in lưới nhiều màu được John Pilsworth phát triển. 

Dụng cụ in lưới

Bàn in, dao gạt

Bàn in làm từ kim loại hoặc gỗ. Bàn in đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nét in được in chính xác, đều và đạt độ nét cao. Yêu cầu quan trọng nhất đối với bàn in là phẳng, chắc và có độ đàn hồi nhất định để khuôn in có thể tiếp xúc đều với mặt sản phẩm in. Trong những trường hợp khác nhau, bàn in có thể nằm ngang hay nghiêng góc để người thợ thao tác dễ dàng hơn.
Dao gạt hồ in là công cụ dùng để đẩy, phết mực màu khiến mực thấm qua lưới in, chuyển mực lên sản phẩm cần in. Gọi là dao theo thuật ngữ của thợ nhưng nó có thể làm bằng bọt biển, con lăn cao su hay đơn giản là một miếng gạt cao su.

Chất nhuộm màu và hồ in

Lưới in đã chụp bản và một sản phẩm in lụa.
Những chất nhuộm màu trong in lụa là những hợp chất mà khi tiếp xúc với vật liệu khác thì có khả năng bắt màu và giữ màu trên vật liệu bằng các lực liên kết lý học hay hoá học. In lụa thường sử dụng các chất tạo màu là các hợp chất màu hữu cơ. Có thể phân làm 2 loại tan và không tan trong nước.
Chất nhuộm mầu trong nước có thể là: thuốc nhuộm trực tiếp, thuốc nhuộm axit, thuốc nhuộm hoạt tính, thuốc nhuôm bazo-cation...
Chất nhuộm màu không tan trong nước có thể là: thuốc nhuộm hoàn nguyên không tan, thuốc nhuộm lưu huỳnh, pigmen, thuốc nhuộm azo không tan...
Hồ in sau khi pha trộn với thuốc nhuộm được gọi là mực in, sau khi in sẽ được gắn vào sản phẩm cần in. Do đó, tuỳ loại nhóm vật liệu cần in phải có những công thúc pha chế khác nhau. Nhóm vật liệu in được phân các loại sau: vật liệu xenlulo, vật liệu tơ tằm, len; sợi hoá học và xơ tổng hợp; nhựa; gốm sứ; kim loại; thuỷ tinh ...Nhung cho dù in trên chất liệu gì, hồ in cũng phải đáp ứng những yêu cầu sau:
Phải đồng nhất về thành phần và lượng màu thích hợp để đạt cường độ màu mong muốn.
Độ đặc, đột nhớt, độ dính phải bảo đảm để dính được vào vật liệu in và cho hoạ tiết sắc nét
Hồ phải tương đối bền khi bảo quản.
Một số hồ in cho vải cần có tính dễ trương nở khi hấp để "nhả" thuốc nhuộm cho vải, và
Không chứa các chất có thể làm hại lưới in.
 

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2012

Giới thiệu về In Trần Vũ

GIỚI THIỆU VỀ IN TRẦN VŨ

In Trần Vũ chuyên cung cấp thiết bị trong ngành in đặc biệt các thiết bị phục vụ cho quy trình in lưới (in lụa). Đặc biệt chúng tôi truyền dạy nghề cho những ai đam mê với ngành, những ai muốn lập nghiệp với nghề in lưới.

1. LĨNH VỰC CUNG CẤP THIẾT BỊ NGÀNH IN
    - Chúng tôi là nhà phân phối cấp 1 về thiết bị máy in lưới xoay tay: loại 4 mầu và 6 mầu.
Sản phẩm đã được đưa ra thị trường với những tính năng ưu việt: chính xác, cơ cấu thông minh và dễ vận hàng.

2. LĨNH VỰC ĐÀO TẠO
    - Chúng tôi chuyên đào tạo in lưới từ thủ công đến đào tạo in lưới trên thiết bị in lưới xoay tay. Điểm đặc biệt của chúng tôi là ngoài đào tạo đến thành nghề còn tư vấn tất cả các quy trình thành lập xưởng in, nơi cung ứng vật tư... Để sau này đảm bảo các học viên đến với chúng tôi đều có thể lập nghiệp được từ ngành in.

ĐẾN VỚI CHÚNG TÔI CÁC BẠN ĐƯỢC:

    - Đào tạo bởi giáo viên nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực in lưới, thiết kế đồ họa.
    - Học lý thuyết, thực hành, tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất tại xưởng in lưới của chúng tôi.
    - Tư vấn mở xưởng sản xuất & tính giá thành sản phẩm.
    - Cung cấp danh sách địa chỉ đầu mối bán vật tư / thiết bị ngành in lưới & bộ dữ liệu trên 4GB Corel Draw phục vụ cho quá trình làm việc.
    - Hỗ trợ công việc trong suốt thời gian làm nghề.


Truy cập vào website: WWW.INTRANVU để biết thêm chi tiết hoặc có thể liên lạc trực tiếp với thầy Trần Vũ để được tư vấn cụ thể.

In lụa (in lưới) là gì?

In lụa (In lưới) là một dạng trong kỹ thuật in ấn. In lụa là tên thông dụng do giới thợ đặt ra xuất phát từ lúc bản lưới của khuôn in làm bằng tơ lụa. Sau đó, khi mà bản lưới lụa có thể thay thế bởi các vật liệu khác như vải bông, vải sợi hóa học, lưới kim loại để làm thì tên gọi được mở rộng như là in lưới.

In lụa thực hiện theo nguyên lý giống như in mực dầu trên giấy nến theo nguyên lý chỉ một phần mực in được thấm qua lưới in, in lên vật liệu in bởi trước đó, một số mắt lưới khác đã được bịt kín bởi hóa chất chuyên dùng.


Kỹ thuật này có thể áp dụng cho nhiều vật liệu cần in như nilông, vải, thủy tinh, mặt đồng hồ, mạch điện tử, một số sản phẩm kim loại, gỗ, giấy... hoặc sử dụng thay cho phương pháp vẽ dưới men trong sản xuất gạch men.

Lập nghiệp bằng nghề in lụa

Anh tên Giảng, anh là một người quê Lạc Thủy, Hòa Bình. Vốn là một chủ doanh nghiệp làm về dịch vụ máy tính và sửa chữa bảo trì máy in có 6 anh em làm việc cho mình. Anh không gọi cho tôi cũng không báo trước. Anh đến và xin học nghề in lưới, anh nói tối qua lên mạng tìm kiếm trên google nơi in túi cho doanh nghiệp của anh và vô tình tìm thấy địa chỉ chỗ tôi khi search "dạy in lưới ở hà nội" nên sáng hôm sau tiện thể lên Hà Nội mua thiết bị máy tính rồi qua chỗ tôi đăng ký học in lưới. Tôi cũng hỏi anh "Sao anh muốn học in lưới, một nghề mà mọi người cho rằng đó là việc chân tay?" . "Nghề nào cũng là nghề tốt nếu giúp được nhiều người có cuộc sống tốt hơn, Tôi là chủ doanh nghiệp có nhiều anh em, tôi muốn học thêm nghề mở xưởng để tăng thêm thu nhập cho anh em làm cùng" anh Giảng tâm sự chân thành.


Anh không có nhiều thời gian và vì anh ở xa nên yêu cầu học trong khoảng thời gian ngắn. Chúng tôi đã thống nhất sẽ dạy anh trong 3 ngày (học từ sáng đến chiều), ngày thứ tư sẽ hướng dẫn cụ thể về cách xây dựng xưởng in lưới như thế nào. Anh Giảng cũng phân vân và lo lắng liệu sau 3 ngày anh có học được nghề này không?

Anh Giảng được hướng dẫn và học nghề bằng phương pháp thực hành. Anh làm tất cả các công đoạn của quá trình in lưới từ nấu keo, pha mực, phơi bản … đến kéo lưới. Được thực hành nhiều và có hướng dẫn cụ thể cũng như dạy đặc biệt trong cách khắc phục lỗi khi làm in nên anh Giảng rất nhanh chóng nắm được cơ bản công đoạn in lưới.

Có những lúc anh Giảng không hiểu tại sao mà phơi bản đúng theo nguyên tắc rồi mà vẫn không ra được bản đẹp. Sau đó được giải thích mới biết là trong lúc anh đi rửa bản "thầy giáo đã tháo một bóng đèn làm sáng, đôi khi lật ngược tấm can " mà anh không để ý. Những bài học thực tế như vậy làm anh nhớ rất lâu và rất ấn tượng.

Sau 2 ngày cơ bản anh đã thành thạo, đến ngày thứ 3 anh mang đến một tập túi nilon để in cho chính doanh nghiệp của anh. "Khi mang sản phẩm túi nilon do chính tay mình làm về cho vợ xem, cô ấy ngạc nhiên và vui lắm!" anh cười và kể cho tôi.
"Nghề in lưới cần được mở rộng hơn nữa đặc biệt là ở các tỉnh, hiện tại có quá nhiều người thất nghiệp vì không có tay nghề. Đây là nghề mà đầu tư không nhiều và có thể làm tại nhà, từ việc in card, in túi, in áo... đến làm thiếp cưới tăng thu nhập" anh chia sẻ sau khi đã học xong lớp học. Hiện tại anh đã mở xưởng riêng trên Hòa Bình vừa in ấn tiết kiệm cho doanh nghiệp vừa in cho các doanh nghiệp khác, sang mấy tháng tới sẽ làm thêm mảng thiếp cưới tăng thu nhập cho anh em.

Trong thời gian đầu anh thường xuyên gọi điện, liên lạc để hỏi và nhận tư vấn về các vấn đề gặp phải trong quá trình làm. 2 tuần sau khi học chúng tôi lên chỗ anh và hướng dẫn anh cách lập một xưởng in sao cho hiệu quả nhất. Giờ anh khá thành thạo và đang tiếp tục mở rộng kinh doanh. “2 triệu học một nghề trong thời gian ngắn mà mang lại thu nhập ngay thật rẻ! Anh có thể làm công việc khác nhiều tài chính hơn thay vì dậy in lưới như vậy ?”anh hỏi tôi khi tôi lên hướng dẫn anh về cách mở xưởng in.

“Đó là cái tâm trong nghề anh ạ, Người dạy cần có cái tâm truyền đạt và người học cần có tâm cầu thị”. Tôi vui vẻ chào anh chị rồi trở về Hà Nội và tiếp tục mở lớp học mới cho các bạn muốn học in lưới.

Khóa học in lưới (in lụa)

KHÓA HỌC BAO GỒM:
  • Học về dụng cụ in lưới
  • Học về quy trình in lưới
  • Nấu keo in 
  • Phơi bản in
  • Học về mực và pha các loại mực
  • Các kỹ thuật in sản phẩm khác nhau
  • Rửa bản, phá bản in
  • Tính giá thành sản phẩm in
Lưu ý:
- Để biết về kinh phí học tập, thời gian khai giảng từng khóa, các vấn đề liên quan đến ăn ở, sinh hoạt và các vấn đề khác vui lòng gọi số 0973.92.8989 để được tư vấn trực tiếp.
- Nếu học viên ít thời gian hoặc chỉ muốn học một số phần trong khóa học thì liên hệ trực tiếp để trao đổi.

- Truy cập website: www.intranvu.com để biết thêm chi tiết

Nghề in lưới đầu tư ít hiệu quả kinh tế

In lưới (in lụa) là gì?
In lưới là một một môn in ấn thông dụng hiện đang phát triển rộng khắp cả nước. In lưới là một thành viên của đại gia đình in ấn  như in offset, in phun, in laser... Tuy quy trình có nhiều công đoạn thủ công nhưng vẫn tạo ra giá trị cạnh tranh vượt trội nhờ những đặc tính Đa Năng, Đa Dạng, Đa Hình Thể và Hiệu Quả Kinh Tế.
Đa Năng
1. In được hàng trăm chất liệu khác nhau như: Giấy, carton, các kim loại đồng, thau, nhôm, sắt, thép, inox, sành, sứ, gốm, thủy tinh, vải sợi, tơ lụa, da simili, cao su, gỗ, mica, nhựa, plastic...
2. In được hàng ngàn loại sản phẩm khác nhau như: Danh thiếp, thiệp cưới, bao bì lớn nhỏ, thùng nhựa, carton, quần Jean, áo Pull, túi nylon, túi xốp, túi du lịch, giỏ xách, cặp học sinh, balo, vali, áo mưa, yên xe, bóp, ví đầm, bìa sách, khăn lạnh, tất cả đều được in dễ dàng...
Đa Dạng
"Dầy" như mặt kính, "mỏng" như giấy pelur, "cứng" như thép, "mềm" như kẹo cao su, "to" như bồn innox, "nhỏ" như ruột bút bi, "cồng kềnh" như ghế đá công viên, tất cả đều in được.
Đa Hình Thể
"Hình ống" như thùng sơn, "hình quạt" như nón, "hình tròn" như quả bóng, "hình xoan" như quả trứng gà, "hình dẹt" như thước bản, "hình cuộn" như băng video, đều in được.
Hiệu Quả Kinh Tế
Chỉ với sự đầu tư khoảng 2 - 3 triệu mua thiết bị, dụng cụ, với khóa học trong 4 - 7 ngày thì bạn đã có thể mở một cơ sở in lưới nhỏ đầu tiên và bắt đầu làm những sản phẩm thông dụng như: card, thiếp cưới, thiếp chúc mừng năm mới, lịch, phong bì, túi, hóa đơn bán lẻ, áo, quạt điện... Đó thực sự là một sự đầu tư rất hiệu quả.
Ai là những người có thể học nghề in lưới?
- Những người làm nghề quảng cáo muốn phát triển thêm mảng in lưới
- Những người muốn có nghề phụ để tăng thu nhập
- Những người muốn khởi nghiệp ít vốn
- Những người chưa có việc làm muốn tìm một nghề, một công việc
- Những người nhận được nhiều việc in ấn muốn tự tổ chức sản xuất để tăng lợi nhuận dựa trên lợi thế của mình
- Chủ doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí in ấn cho doanh nghiệp mình bằng cách tự tổ chức in ấn lấy sản phẩm in của doanh nghiệp mình
- Những người làm trong ngành công nghệ in khác muốn tìm hiểu về công nghệ in lưới...